Nằm giữa ngã tư của các nền văn minh, Thổ Nhĩ Kỳ có một nên văn hoá rất đa dạng và hoàn toàn khác biệt với các quốc gia khác, cả về cuộc sống, văn hoá, tôn giáo lẫn phong cảnh. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ có lối sống thoải mái, hiếu khách, thân thiện và luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư mong muốn định cư Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong nhóm G20 (20 nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới như: Mỹ, Canada, Úc, Nga, Nhật, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brasil,…) Trên phương diện sức mạnh kinh tế, tính đến thời điểm hiện tại, G20 chiếm khoảng 90% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của thế giới và trên 80% thương mại thế giới (bao gồm thương mại nội khối EU).
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia được xếp hạng 17 trên toàn cầu về tổng sản phẩm quốc nội, sẽ bước lên và xếp thứ 16 trong năm 2020 này với tỷ lệ GDP toàn cầu của Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ tăng lên 1,35% trong năm nay. Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phát triển lên mức lớn thứ 13 trên thế giới vào năm 2026, vượt xa một số nền kinh tế lớn như Ý và Canada (một nghiên cứu gần đây sử dụng số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã dự đoán).
Là một ứng cử viên cho tư cách thành viên EU, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia lớn nhất ở châu Âu, với dân số trẻ và năng động là 71 triệu người. Đây cũng là điểm đến lý tưởng dành cho những nhà đầu tư muốn nhập tịch Thổ Nhĩ Kỳ.
Đánh giá về mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, Reuters dẫn lời chuyên gia Soner Cagaptay-Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Chính sách Cận Đông ở Washington, cho rằng: Xét trên nhiều phương diện, cần phải khẳng định rằng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cần tới nhau.
Về mặt địa lý, Thổ Nhĩ Kỳ nằm tại vị trí chiến lược gần như là cửa ngõ Đông-Tây. Để mất quốc gia được ví nằm giữa hai châu lục này đồng nghĩa với việc Mỹ và phương Tây đóng sập cánh cửa và có thể cả những cơ chế gây ảnh hưởng gián tiếp đối với Trung Đông. Đó là những yếu tố và lợi ích chiến lược quan trọng đối với Mỹ và NATO.
Hơn nữa, quan hệ Washington-Ankara còn gắn bó về thương mại và hoạt động kinh tế. Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn độ Giáo sĩ Fethullah Gulen, đối với nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ankara, đối với quan hệ kinh tế - thương mại cũng như ngăn chặn lực lượng dân quân người Kurd tại Iraq và Syria.
Chính vì vậy, một mặt Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên cảnh báo, đe dọa và gây sức ép lẫn nhau nhằm đạt được những tính toán của riêng mình, nhưng mặt khác vẫn tìm cách nới dần những nút thắt trong quan hệ để khi cần có thể “bắt tay nhau”.
Vào ngày 4/12/2019 bên lề Hội Nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ ông Tayyip Erdogan đã có cuộc hội đàm và nhất trí thúc đẩy thương mại song phương.
“Chúng tôi có cùng quan điểm với Tổng thống Donald Trump trong việc giải quyết các vấn đề và cải thiện quan hệ song phương bất chấp những đám mây đen trong quan hệ giữa hai nước”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định.
Phát biểu với báo chí, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhận được sự tôn trọng cao trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ hữu hảo giữa hai nước. Ông chủ Nhà Trắng bày tỏ sự đánh giá cao đối với người đồng cấp Recep Tayyip Erdogan và coi Thổ Nhĩ Kỳ là một “đồng minh NATO tuyệt vời và là đối tác chiến lược của Mỹ”.
Những tuyên bố này chắc chắn sẽ giúp các gia đình muốn nhập tịch Thổ Nhĩ Kỳ yên tâm hơn về những cơ hội đầu tư, kinh doanh tại đây.
------
Mọi thắc mắc về định cư Thổ Nhĩ Kỳ xin vui lòng liên hệ:
MAPLE LEAF VIETNAM