MỸ TÀI TRỢ VACCINE COVID-19 LỚN NHẤT THẾ GIỚI

Theo dữ liệu do UNICEF tổng hợp, Mỹ là nhà tài trợ vaccine COVID-19 lớn nhất trên toàn cầu, vượt xa các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Anh.

 

covid-vaccine.jpeg (35 KB)

Theo số liệu của UNICEF, Mỹ đã tài trợ và chuyển giao trên 114 triệu liều vaccine COVID-19, gấp 3 lần con số 34 triệu liều mà Trung Quốc đã cho đi.

Dữ liệu tổng hợp này của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) có thể không cho thấy toàn bộ quy mô tài trợ vaccine COVID-19 trên toàn cầu, nhưng vẫn cung cấp một cái nhìn về chiều hướng này trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phát triển đang chật vật tìm nguồn cung phục vụ chương trình tiêm chủng trong nước.

UNICEF là cơ quan của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm về bảo vệ và phát triển trẻ em. Tổ chức này cũng quản lý việc cung cấp vaccine COVID-19 cho sáng kiến COVAX, nhằm mục đích chia sẻ vaccine với các quốc gia có thu nhập thấp trên toàn thế giới.

Theo hãng tin Reuters, UNICEF đã hợp nhất dữ liệu về vaccine COVID-19 được cho tặng từ các thông tin công khai, nhưng có thể không thể hiện toàn bộ mức tài trợ trên toàn cầu. Cụ thể, Mỹ đã cho tặng và chuyển giao 114 triệu liều vaccine COVID-19 cho khoảng 80 quốc gia đang phát triển trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Con số này gấp hơn ba lần con số 34 triệu vaccine tài trợ từ Trung Quốc.

Trung Quốc là nhà tài trợ vaccine COVID-19 lớn thứ hai trên thế giới, trong khi Nhật Bản đứng thứ ba với khoảng 23,3 triệu liều.

Dữ liệu của UNICEF cho thấy các quốc gia châu Á nằm trong số những nước nhận được nhiều nhất các khoản tài trợ vaccine COVID, trong đó Bangladesh, Philippines, Indonesia và Pakistan đã được tặng hơn 10 triệu liều mỗi nước.

Tính chung, có hơn 207 triệu liều vaccine COVID đã được tặng, qua hình thức song phương hoặc qua cơ chế COVAX. Con số này vẫn là rất nhỏ so với số liều được khuyến nghị bởi một hội đồng độc lập do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập.

Trong báo cáo cuối cùng của mình vào tháng 5, Hội đồng độc lập thuộc WHO khuyến nghị rằng các quốc gia có thu nhập cao nên tài trợ ít nhất 1 tỉ liều vaccine COVID-19 cho những nước có thu nhập thấp và trung bình đến ngày 1/9/2021 và 1 tỉ liều khác đến giữa năm 2022.

WHO đã đặt mục tiêu giúp mọi quốc gia trên thế giới đạt được tỉ lệ tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng 9 này, trước khi nâng con số đó lên ít nhất 40% vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022.

Tuy nhiên, ở khoảng 50 quốc gia trên toàn cầu, hiện vẫn chưa có đến 10% dân số được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19, và đa số những nước này ở châu Phi - theo dữ liệu chính thức được đối chiếu bởi kho lưu trữ trực tuyến “Our World in Data”. Dữ liệu cho thấy châu Phi là khu vực mới tiêm phòng COVID-19 cho 5,5% dân số, mức thấp nhất trên toàn cầu.

Các chuyên gia, bao gồm cả nhà dịch tễ học nổi tiếng người Mỹ Larry Brilliant, đã lên tiếng rằng cần phải tiêm chủng rộng rãi hơn trên khắp thế giới để ngăn chặn các biến thể virus mới và chấm dứt đại dịch trên toàn cầu.

Công ty tư vấn Economist Intelligence Unit ước tính, ngoài những nguy cơ về sức khoẻ, sự chậm trễ trong thực hiện tiêm chủng cho người dân toàn cầu có thể khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại 2,3 nghìn tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2025. Theo công ty này, các nền kinh tế mới nổi sẽ gánh chịu 2/3 tổn thất đó.

Theo: Báo Tin tức  (Theo Reuters)

Anh/ chị quan tâm về đầu tư định cư Mỹ liên hệ ngay Maple Leaf Vietnam 

Đánh giá hồ sơ để được tư vấn chi tiết tại đây: https://mapleleafvn.com/danh-gia-ho-so.html

-----------------------------------------------

Email: info@mapleleafvn.com

Website: www.mapleleafvn.com

Hotline: 0286 286 3010

Tầng 5, A.M Tower, 56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, HCM

Tầng 8, Hoà Bình Tower, 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy

Tầng 2, MG1-02 Vincom Cần Thơ, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

1 Adelaide St E, 30tn Floor Toronto, ON M5C 1J4, Canada

Hotline: 0286 286 3010
Zalo: 0989833010